Bốn phẩm chất làm nên Tư Mã Ý uy chấn thiên hạ

18 Tháng Hai 2021

Khi nhắc đến Tư Mã Ý chúng ta thường nghĩ ngay đến 1 thời chiến loạn lạc và đẫm máu bậc nhất Trung Hoa đó là thời Tam Quốc, cái thời mà anh hùng kẻ sĩ mọc lên như nấm sau mưa. Cùng với Gia Cát Lượng, Tư Mã Ý là nhân vật nổi tiếng đa mưu túc trí trong thời Tam Quốc. Mặc dù được đánh giá là thua xa tài năng của Khổng Minh nhưng vì sao Tư Mã Ý có thể đẩy lùi 6 lần Bắc phạt của quân Thục

Bốn phẩm chất làm nên Tư Mã Ý uy chấn thiên hạ

Để có thể được coi là đối trọng với Gia Cát Lượng và xây dựng nên cơ đồ về sau thống nhất 3 nước, để có được những điều này chính là nhờ sự tu luyện tâm đại nhẫn đến thượng thừa của Tư Mã Ý mà tự cổ chí kim chẳng mấy người có được. Từ thành công của Tư Mã Ý chúng ta có thể rút ra được 4 phẩm chất sau đây về người có tâm đại nhẫn

Người có tâm đại nhẫn ắt thành đại nghiệp

Tư Mã Ý phục vụ bốn đời nhà Ngụy đế từ Tào Tháo, Tào Phi, Tào Duệ, Tào Phương. Trong thời kì đầu dưới thời Tào Tháo,Tào Phi, Tào Duệ, Tư Mã Ý luôn thể hiện mình là người thông minh giả ngốc, ông thu mình hết mức trong việc giao tiếp và thể hiện tài năng của mình luôn nhẫn nhịn, chịu đựng khi bị sĩ nhục cho đến khi Tào Tháo,Tào Phi, Tào Duệ qua đời và kỳ phùng địch thủ Gia Cát Lượng ra đi vì hao tâm tổn trí thì lúc này Tư Mã Ý mới trỗi dậy

Đỉnh cao của việc nhẫn nhịn này phải nói đến việc Tư Mã Ý lừa Tào Sảng bằng cách giả ốm nằm liệt tại phủ của ông và sau đó vào năm công nguyên 249 thừa cơ trời khi Tào Phương và Tào Sảng tổ chức nghi lễ bái ngoài thành Lạc Dương, được sự trợ giúp của một số vị quan chống Tào Sảng, Tư Mã Ý đã nổi dậy và phát động 1 cuộc đảo chính gọi là sự biến Lăng Cao Bình, sau đó buộc tội và giết chết đại tướng quân Tào Sảng để biến mình thành người quyền lực nhất thời loạn thế Tam Quốc và cũng là người đặt nền móng cho nhà Tây Tấn sau này và câu nói nổi tiếng phù hợp với Tư Mã Ý có lẻ là câu này:

Quân tử trả thù mười năm chưa muộn

Ngưởi có tâm đại nhẫn khi đối diện với việc lớn ắc có tĩnh khí

Một câu chuyện thể hiện phẩm chất này rất rõ của Tư Mã Ý, trong lần Tào Tháo tổ chức cuộc thi giữa Tào Phi và em trai là Tào Thực hòng xem người con nào xứng đáng với ngôi vị Thái tử hơn. Luật thi nói rằng ai đem được cờ hiệu đến cho vị tướng đứng ở ngoài thành sớm hơn thì người ấy thắng, thế nhưng khi đến giờ Tào Tháo ra lệnh đóng tất cả các cổng không cho phép ai ra vào thành vì vậy mà cả Tào Thực và Tào Phi đều bị kẹt trong cổng thành không ra được ấy là để xem hành xử của hai người như thế nào khi rơi vào đường cùng. Tào Thực và người phụ tá của mình là Dương Tu đã vung kiếm giết chết người canh cổng thành để đi ra ngoài và gặp người tướng kia. Cùng lúc ấy ở 1 cánh cổng thành khác Tào Phi cũng nóng vội muốn chém người canh cổng nhưng Tư Mã Ý đã vội ngăn lại "Chúng ta không tranh thắng thua, chỉ tranh đúng sai" - đại ý là đừng quan trọng chuyện tranh đấu hơn thua chỉ nên quan trọng chuyện có làm được theo đạo lý hay không. Thế là Tào Phi đành thu kiếm quay về. Cuộc thi ấy Tào Thực thắng nhưng Tào Phi là người để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng các quần thần ấy là một trong những lý do sau này Tào Phi lên được ngôi Thái tử

Từ câu chuyện trên của Tư Mã Ý trong cuộc phân tranh của hai anh em Tào Phi và Tào Thực cho chúng ta thấy việc quan trọng, việc cấp bách thì oán trời, trách đất, hận người không phải là cách chỉ có tĩnh khí bình tâm suy xét mới là việc nên làm và là đạo lý cơ bản

Nếu tâm loạn việc ắt rối, phá hỏng đại cục, trăm sự đều tan

Người có tâm nhẫn nại, đãi người, tiếp vật đều có độ lượng

Câu chuyện minh chứng cho phẩm chất này có lẻ là trận không thành chiến với Gia Cát Lượng. Sực việc xảy ra vào năm 228 trong lần Bắc phạt lần thứ nhất Gia Cát Lượng kéo quân ra Kỳ Sơn sau đó sai Mã Tốc - một thuộc hạ thân tín theo Gia Cát Lượng học binh pháp nhiều năm trấn thủ ở Nhai Đình, nhưng cuối cùng đã thất thủ và để mất Nhai Đình . Sau khi để mất điểm chốt chiến lược này Gia Cát Lượng đã buộc phải thu binh về lại nước Thục, trước đó ông đến Tây Thành vận chuyển nốt 20 thạch quân lương còn lại. Trong tay Gia Cát Lượng lúc đó chỉ khoảng 2 nghìn quan Văn là 500 lính kỵ mã, Tư Mã Ý mang 115 vạn đại quân đuổi kịp đến nơi. Gia Cát Lượng để ngõ cổng thành như có ý mời Tư Mã Ý vào lại thân mình lên thành bình thản ngồi đánh đàn. Tư  Mã Ý không dám tiến vào vì sợ mai phục. Sau đó khi dừng lại 1 chút nghe tiếng đàn của Khổng Minh, Tư Mã Ý lặng lẽ cho rút quân về. Sự việc đó sau này được các nhà phân tích cho rằng Tư Mã Ý đã nhận ra ý vị từ tiếng đàn của Khổng Minh và sau khi Tư Mã Ý rút đi Khổng Minh còn phải thốt lên rằng: "Tư Mã Ý thật là hiểu âm luật"

Người có tâm nhẫn nại, sẽ khoan dung độ lượng với việc không vui

Dưới trướng Tào Tháo có một mưu sĩ được coi là tài năng không kém cạnh gì Tư Mã Ý đó là Dương Tu. Ông nổi tiếng là người thông minh và đoán được ý nghĩ của Tào Tháo trở thành một nhân vật quyền thế và nhận nhiều sự căm ghét của các quần thần. Cuối cùng sau này khi đi chung đoàn quân Tào Tháo vì nóng vội tung tin là rối loạn lòng quân mà Dương Tu bị Tào Tháo hạ lệnh chém đầu. Dương Tu cả đời đều căm hận Tư Mã Ý sớm chiều đều mong ông chết sớm, nhưng ngược lại Tư Mã Ý trước sau chẳng bận tâm khắc thù ghi oán, Dương Tu nhiều lần muốn đưa Tư Mã Ý vào chỗ chết nhưng sau này vì không biết giữ mình mà đắc tội Tào Tháo mà bị xử tội chết. Tư Mã Ý biết chuyện bèn xin đi thăm, Tào Tháo thấy vậy hỏi tại sao, Tư Mã Ý đáp "thần trước giờ không có kẻ địch chỉ có bạn bè và nhưng người thầy". Tào Tháo sau khi nghe xong, trong lòng đối với Tư Mã Ý có phần nể trọng. Sau đó khi bị dẫn lên đoạn đầu đài, Dương Tu nói với Tư Mã Ý "Ta với người khác nhau  ở chỗ là ngươi có thể nhẫn, còn ta thì không"

Lại nói đến việc Gia Cát Lượng qua đời lại còn dùng tượng gỗ hù dọa đội quân Tư Mã Ý khiến cho tướng sĩ của ông kinh hồn bạt vía, ấy thế mà Tư Mã Ý vẫn lấy nước thay rượu tế Khổng Minh, nước mắt tuôn trào. Nếu như không có con trai nhắc nhở quân nước Ngụy đang đứng phía sau thì ông đã quỳ xuống mà tế lạy. Tư Mã Ý tế Khổng Minh "Ông một đời thanh bạch, giống như bát nước vậy, tuy tôi với ông là địch thù với nhau, nhưng tôi luôn coi ông là tri ân, Khổng Minh, để tôi kính ông một lời, Tiên Sinh!" và Tư Mã Ý còn phải ngửa đầu hô lớn "Thiên hạ mất kỳ tài!

Kết luận

Có thể nói con đường thành công làm nên sự nghiệp uy chấn thiên hạ vang danh sử sách phần lớn đến từ năng lực nhẫn nại của ông. Thời niên thiếu ông dựa vào năng lực chịu khó chịu khổ để tiến thân đến trung niên về già thì nhẫn để chiến thắng đối thủ. Mài kiếm 20 năm dụng 1 lần để định đoạt thiên hạ trong tay, tâm đại nhẫn đó của ông là tấm gương thiên cổ cho hậu thế noi theo

Nhẫn nại là một loại tu dưỡng cũng là điều kiện quan trọng trong đối nhân xử thế. Người có tâm đại nhẫn có thể bao dung mọi việc phân ưu trong đời, không sợ phiền phức, có thể kiên trì, kiên nhẫn đến cuối cùng vì đó làm nên đại nghiệp

 

Bình luận