Tào Tháo luận thất bại và bài học trong kinh doanh đầu tư

17 Tháng Hai 2021

Trong những ngày đầu năm với việc sôi động từ các thị trường đầu tư tiền ảo cho đến việc ngày khai trương đầu tiên của thị trường chứng khoán VIệt Nam với sắc xanh bao phủ mình lại nhớ đến những thất bại của mình trong năm rồi và động lực lớn nhất để mình vượt qua là đoạn nói chuyện của Tào Tháo về thất bại trận Xích Bích

Tào Tháo luận thất bại và bài học trong kinh doanh đầu tư

Bối cảnh lịch sử "Trận đánh Xích Bích"

Sau khi tiêu diệt xong thế lực của Viên Thiệu, thống nhất miền bắc, Tào Tháo muốn đánh xuống miền nam để quét sạch Lưu Biểu trấn giữ ở Kinh Châu và Tôn Quyền ở Giang Đông, tiến tới thống nhất Trung Quốc. Trải qua mấy năm nghỉ ngơi dưỡng sức và mở rộng thế lực. Năm 208 công nguyên, Tào Tháo huy động đại quân đánh xuống miền nam.

Trong lúc Lưu Bị đang thao luyện quân mã ở vùng Phàn Thành, Tân Dã để chống đỡ quân Tào thì Kinh Châu Mục- Lưu Biểu bị ốm chết, người con trai thứ là Lưu Tông bấy giờ mới có 14 tuổi, dưới sự thao túng của tập đoàn Sái Thị gia tộc mẫu hệ lên nối ngôi vua, những người này vì khiếp đảm trước thế lực lớn mạnh của Tào Tháo, đã dấu Lưu Bị rồi bảo Lưu Tông viết biểu xin đầu hàng Tào Tháo. Lưu Bị rơi vào cảnh ngộ trước sau đều có quân địch vây ép, bèn quyết định đưa quân mã rút về Giang Lăng. Tào Tháo được biết Giang Lăng có chứa khá nhiều lương thảo, rất lo bị Lưu Bị tranh đoạt mất, liền tự mình dẫn khinh kỵ đuổi gấp. Vì quân của Lưu Bị mang theo nhiều đồ nặng, thêm vào đó lại có mấy trăm nghìn dân chúng đi theo, nên khi đến dốc Tràng Bản- Đương Dương thì bị quân Tào đuổi kịp, quân của Lưu Bị bị đánh tan tác, mà đường đi Giang Lăng lại bị quân Tào phong tỏa, nên đành phải dẫn quân chạy về Hạ Khẩu hợp quân với người Giang Hạ do Lưu Kỳ con của Lưu Biểu thống lĩnh. Sau đó, Lưu Bị cử Khổng Minh đến Sài Tang để bàn với Tôn Quyền về việc liên hợp chống lại quân Tào. Với tài hùng biện của mình, Khổng Minh đã nhanh chóng thuyết phục được Tôn Quyền, rồi quyết định cử Chu Du, Trình Phổ và Lỗ Túc dẫn 50 nghìn quân ra Xích Bích hạ trại.

Bấy giờ, đại quân của Tào Tháo theo Giang Lăng thuận dòng đi xuống, tàu thuyền ngàn chiếc, cờ xí rợp trời, nhưng vì quân Thanh, Từ ở miền bắc chỉ thạo về đánh bộ, chứ không quen thủy chiến, nên người nào người nấy đều hoa mắt chóng mặt vì say sóng. Bàng Thống lúc đó đang sống ẩn cư tại Giang Đông đã đến khuyên Tào Tháo, nên dùng xích sắt buộc ghép các chiến thuyền lại, thì binh sĩ sẽ khỏi bị say sóng, Tào Tháo quả nhiên làm đúng như vậy. Chu Du được biết tin này bèn nảy ra một kế, liền cùng lão tướng Hoàng Cái bày ra kế khổ nhục. Một hôm, có một người đến xin gặp Tào Tháo rồi lục soát trên người hắn có một bức thư trên viết: "Hoàng cái tôi là nguyên lão ba triều, nay thừa tướng dẫn quân xuống miền nam, tôi đa ra sức khuyên ngăn để cứu dân chúng Giang Đông, nhưng nào ngờ Chu Du không biết điều muốn đem trứng ra chọi với đá, đã đánh tôi nát thịt da với tội danh làm nhiễu loạn lòng quân, nay nghĩ lại cũng chỉ vì mình gắng sức vì Đông Ngô mới đến nông nỗi này, nay viết thư này xin đầu hàng thừa tướng, tôi nguyện làm tiên phong cùng diệt Chu Du, để rửa sạch nỗi nhục này. " Tào Tháo xem thư bán tin bán nghi, sau cử người sang thám thính, mới tin Hoàng Cái đầu hàng là thật lòng.

Mùa đông năm đó, Tào Tháo lại nhận được thư của Hoàng Cái, đến ngày đông trí sẽ đưa thuyền trở lương đến đầu hàng, Tào Tháo vô cùng mừng rỡ. Đên ngày đông trí, trời nổi gió đông nam, Tào Tháo đứng trên đầu tàu nghênh đón Hoàng Cái, vào lúc gần tối thì thấy một đoàn thuyền trên mặt sông từ từ lướt tới, sau đó nhanh chóng lao vào thủy trại của Tào Tháo, tức thì lửa cháy rực trời, tiếng reo dậy đất.Thì ra, Hoàng Cái sau khi được biết Tào Tháo đã thực sự tin ở mình, Gia Cát Lượng thông hiểu thiên văn, biết ngày đông trí tất nổi gió đông nam, theo lệnh của Chu Du đã chuẩn bị mười chiếc thuyền trên chất đầy cỏ khô tẩm dầu, rồi châm lửa theo chiều gió xông thẳng vào thủy trại Tào Tháo. Tào Tháo biết bị trúng kế bèn ra lệnh rút lui, nhưng khốn nỗi tàu thuyền đã bị xích sắt buộc ghép lại với nhau, không thể nào nhúc nhíc được, cả thủy trại biến thành biển lửa, quân Tào bị chết thiêu, chết đuối nhiều đến đếm không xuể.

Chu Du ở bờ nam thấy thời cơ đã tới, bèn nổi trống cho quân chủ lực nhất tề từ hai mặt thủy bộ tấn công vào quân Tào, Lưu Bị lúc đó ở Phàn Khẩu cũng dùng thuyền xông vào truy bắt Tào Tháo trong ánh lửa, thì thấy Tào Tháo nhảy xuống một chiếc thuyền con để tháo chạy. Hoàng Cái nhìn thấy liền lướt thuyền tới hô to: "Tên giặc họ Tào kia, mày còn trốn đằng nào?". Giữa lúc nguy cấp thì thấy Trương Liêu dẫn thuyền lướt tới bắn cho Hoàng Cái một mũi tên ngã nhào xuống nước, cũng may được Hàn Đang cứu lên, Tào Tháo nhân đó đã chạy thoát.

Liên quân Tôn Lưu thừa thắng truy kích, mấy trăm nghìn quân Tào bị diệt gọn. Tào Tháo chạy theo đường Hoa Dung về Giang Lăng, liên quân nhân đó đoạt lại Kinh Châu.

Tào Tháo nói về thất bại

Sau thất bại trong trận Xích Bích Tào Tháo đã luận về thất bại của mình với nội dung sau:

Làm tướng như làm thầy thuốc. Thầy thuốc ai chữa được càng nhiều người, thì y thuật càng cao minh. Hay nói một cách khác chính là, ai chữa cho càng nhiều người chết, thì y thuật càng cao minh.

Người làm tướng, nếu như không trải qua vài lần thất bại, thì làm sao biết được làm thế nào để chiến thắng. Trên thế gian này chưa bao giờ có, một tướng nào trăm trận trăm thắng, chỉ có bại mà không nản. Càng bại càng dũng cảm, cho đến cuối cùng, là người giành chiến thắng.

Chúng ta đem 83 vạn đại quân chinh phạt phía Nam, nhưng bại trước Tôn Lưu với 5 hoặc 6 vạn quân là vì sao? Ta thấy nguyên nhân cơ bản nhất, là vì mấy năm gần đây chúng ta đã đánh thắng quá nhiều. Binh kêu tướng loạn, văn dốt võ nát, khinh địch tự phụ, mà nhất là ta ngày đêm một khổ nhục kế đơn giản cũng không thể nhận ra , để cho bên Đông Ngô có nhiều hỏa công.

Từ đó cho thấy, đã đến lúc chúng ta, tự nhận lấy một sự thất bại như vậy rồi. Thất bại là một chuyện tốt, thất bại có thể dạy cho chúng ta làm sao để có thể thành công. Thất bại có thể dạy cho chúng ta biết làm sao để chiến thắng. Thất bại có thể dạy cho chúng ta biết làm sao để đoạt thiên hạ. Con người ta muốn thành đại nghiệp phải biết nắm được, thì phải buông được. Đánh trận cũng như vậy chấp nhận chiến thắng được, cũng chấp nhận thất bại được.

Bài học trong đầu tư

Có thể nói, sau trận Xích Bích, Tào Tháo không bao giờ còn hội đủ một đội thủy binh lớn để tiêu diệt hai đối thủ ở phương Nam. Kết quả này của trận Xích Bích đã bước đầu định hình cho thế chân vạc thời Tam quốc của ba nước Tào Ngụy - Thục Hán - Đông Ngô và vì thế nó được coi là trận đánh có ý nghĩa lớn thời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc. Tuy nhiên trong câu nói của Tào Tháo là một lời nhắc nhở với ý nghĩa vô cùng sâu sắc:

  • Việc đầu tư kinh doanh hoặc thậm chí là trong cuộc sống hằng ngày chuyện bạn gặp thất bại chuyện không thể tránh khỏi vì nếu ai cũng thành công thì xã hội này ai cũng đã là người giàu và không có người nghèo vì vậy khi gặp thất bại hãy mạnh dạn mà đứng lên không được quá bi quan. Nếu bạn là người đầu tư thì hãy nhớ "Chấp nhận chốt lời được thì cũng chấp nhận cắt lỗ được"
  • Nếu không gặp thất bại thì làm thế nào biết cách để thành công. Nếu như bạn thất bại bạn nhìn nhận lại nguyên nhân vì đâu mà mình thất bại như Tào Tháo thì bạn vẫn còn cơ hội để thành công

Bình luận