CHÉM GIÓ, BÀN LUẬN VỀ KỸ THUẬT
Tổng quan về PLC
18 Tháng Tư 2021
Ngày nay tự động hóa ngày càng đóng vai trò quan trọng đời sống và công nghiệp, tự động hóa đã phát triển vượt bậc nhờ những tiến bộ của lý thuyết điều khiển tự động, tiến bộ của ngành điện - điện tử, Công nghệ thông tin…Chính vì vậy mà nhiều hệ thống điều khiển tự động ra đời, nhưng phát triển mạnh và có khả năng ứng dụng rộng rãi là Bộ điều khiển lập trình PLC. Trong bài này chúng ta cùng đi tìm hiểu sơ về PLC nhá
PLC là gì?
Khái niệm PLC – Định nghĩa PLC
PLC là một từ viết tắt của cụm từ “Programmable Logic Controller” (Bộ điều khiển Logic có thể thực hiện việc lập trình được). Hiểu nôm na nó như là một bộ não, thực hiện việc điều khiển hệ thống.
Hiện nay có nhiều hãng sản xuất ra PLC. Với các hang lớn và thông dụng trên thị trường như: Siemens, Schneider, Allen-Bradley, Mitsubishi Electric, Omron, Honeywell…
Các loại ngôn ngữ lập trình cho PLC:
-
Ngôn ngữ lập trình LAD (Ladder logic)
-
Ngôn ngữ lập trình FBD (Function Block Diagram)
-
Ngôn ngữ lập trình STL (Statement List)
Trong đó “Ladder logic” là ngôn ngữ lập trình PLC được ưa chuộng và thông dụng nhất.
Hiện nay PLC được ứng dụng rất phổ biến và rộng rãi trong nền công nghiệp với rất nhiều lĩnh vực như:
-
Công nghệ sản xuất: sản xuất giấy, sản xuất thuỷ tinh, sản xuất xi măng, sản xuất xe ôtô, sản xuất vi mạch, may công nghiệp, lắp giáp Tivi, chế tạo linh kiện bán dẫn, đóng gói sản phẩm
-
Xử lý hoá học, Chế biến thực phẩm
-
Hệ thống nâng vận chuyển
-
Điều khiển hệ thống đèn giao thông
-
Quản lý tự động bãi đậu xe
-
Hệ thống báo động….
Cấu tạo và nguyên lí hoạt động của PLC?
Cấu tạo của PLC
Hầu hết các PLC hiện nay đều có cấu trúc và các bộ phận chính sau đây:
-
Nguồn cung cấp (Power supply): cấp nguồn nuôi PLC
-
Module đầu vào và đầu ra (module I/O): Nhận tín hiệu đầu vào và xuất tín hiệu điều khiển ở đầu ra PLC.
-
CPU (Central processing unit): Bộ phận xử lí trung tâm
-
Bộ nhớ chương trình và dữ liệu
-
Và module giao tiếp
Nguyên lí hoạt động của PLC
Tín hiệu đầu vào từ các thiết bị cảm biến được đưa vào PLC. Được bộ xử lí trung tâm xử lí theo thuật toán do người lập trình soạn sẵn. Sau đó xuất các tín hiệu điều khiển qua các ngõ ra để điều khiển các thiết bị như: Motor, Servo, Valve, điện trở, …. À mà phải cắm điện cấp nguồn cho PLC đã chứ
Một chu kỳ quét hay 1 vòng quét (Scan Cycle) bao gồm các giai đoạn sau: đọc tín hiệu đầu vào - thực hiện chương trình - truyền thông nội - tự kiểm tra lỗi - gửi cập nhật tín hiệu đầu ra.
Thông thường thì việc thực hiện một vòng quét của PLC được thực hiện trong thời gian rất ngắn (từ 1ms-100ms). Thời gian thực hiện vòng quét này phụ thuộc vào tốc độ xử lý lệnh của PLC, độ dài ngắn của chương trình và tốc độ giao tiếp giữa PLC và các thiết bị ngoại vi.
Cảm ơn bạn vì đã đọc bài viết của mình. Nếu thấy bổ ích và yêu thích thì hãy Like trang của mình nhé