CHÉM GIÓ, BÀN LUẬN VỀ KỸ THUẬT
Đạo dùng người của Tào Tháo
01 Tháng Ba 2021
Nói đến tào tháo là nói đến nhà chính trị, quân sự kiệt xuất, tiếng tăm lững lẫy, người đã lập nên chính quyền Tào Ngụy trong thời Tam Quốc. Không chỉ có tài về chính trị, quân sự mà tài dùng người của Tào Tháo cũng đã được lịch sử công nhận. Có thể nói Tào Tháo biết rõ cái Cơ dùng người. Nhưng vấn đề không phải ở chỗ Tào Tháo đã làm gì mà đã làm như thế nào, hay nói cách khác vấn đề không phải là thuật mà là đạo. Vậy đạo dùng người của Tào Tháo là gì?
Những mưu sĩ đầu tiên
Dưới trướng Tào Tháo lúc bắt đầu xây dựng bá nghiệp có các mưu sĩ như Tuân Úc, Tuân Du, Giả Hữu, Quách Gia, Trình Dục tất cả những người này gần như đều tự động chạy đến với Tào Tháo. Trước hết vào năm Sơ Bình thứ 2 tức công nguyên năm 191 thời Hán Hiến Đế, Tuân Úc đã chạy khỏi chỗ Viên Thiệu, lúc này Tuân Úc mới có 29 tuổi. Tam Quốc Chí Tuân Úc truyện có nói "Tuân Úc phát hiện thấy Viên Thiệu không thành được đại nghiệp" và đây là nguyên nhân để Tuân Úc ra đi, lúc này Tào Tháo chỉ mới là Thái thú Đông Quận. Tuân Úc đã tới đó, có được Tuân Úc, Tháo vui mừng khôn xiết nói đây chính là Trương Lương của ông
"Trương Lương là khai quốc công thần nhà Hán có công giúp Lưu Bang hoàn thành bá nghiệp"
Đến năm Kiến An đầu tiên, Tào Tháo nghe theo Tuân Úc và Mao Giới nghênh đoán thiên tử rời Hứa Đô về Hứa Huyện, Tuân Úc trở thành tổng tham mưu trưởng của Tào Tháo, những khi Tào Tháo ra ngoài Tuân Úc toàn quyền xử lý những chuyện trong nước. Muốn Tuân Úc tiến cử một số nhân tài Tào Tháo hỏi: "Ai có thể thay khanh lập mưu cho ta". Tuân Úc liền tiến cử Tuân Du, Quách Gia. Tam Quốc Chí Tuân Úc truyện nói "Khi đó Tuân Du chạy đến Tứ Xuyên thì tắc đường" nền nhàn nhã ở Kinh Châu, Tào Tháo liền có thư cho Tuân Du: "Lúc này thiên hạ đại loạn, là lúc cần đến tâm sức, trí tuệ của nhiều người, ngài buông tay bàng quang không cảm thấy đã quá lâu rồi sao". Tuân Du tới với Tào Tháo, Tào Tháo vui mừng: "Ta có Công Đạt giúp đõ thì liệu có gì phải lo nữa"
Chuyện Trình Dục
Tam Quốc Chí Trình Dục Truyện nói: "Bấy giờ Thứ Sử Duyện Châu Lưu Đại mời làm kỵ đô úy, Trình Dục cáo ốm, chờ khi Tào Tháo đến Duyện Châu mời Trình Dục xuống núi, vừa mời Trình Dục đã xuống ngay" nhiều người đồng hương không hiểu hỏi "sao thái độ giữa hai người trước sau khác nhau như vậy" Trình Dục không đáp chỉ cười
Tào Tháo là một ông chủ tốt
Từ các câu chuyện về mưu sĩ Tào Tháo và nhiều câu chuyện khác trong Tam Quốc Chí ta có thể thấy Tào Tháo là một ông chủ Tốt với các phẩm chất:
- Biết dùng người, có tài là dùng
Khi đánh giá đạo dùng người của Tào Tháo, Tam Quốc Chí gói gọn thành 16 chữ "Dùng người đúng tài đúng chỗ tính toán đều khác lạ cho qua sai sót cũ" . Tào Tháo chiêu hiền nạp phản bỏ qua hiềm khích biết người biết tài có tài là dùng. Theo như Tuân Úc "sáng suốt không câu nệ, có tài là dùng", cũng theo như Quách Gia "có tài là dùng, không hỏi chuyện khác". Nội dung này bao gồm 3 nội dung: Biết ai là nhân tài? Biết họ có tài về mặt gì, thuôc loại hình gì? Biết phải để họ ở vị trí nào? Như Thôi Diễn, Mao Giới đều là thanh liêm chính phái Tào Tháo để họ tuyển chọn quan lại, Tào Tri, Nhiệm Tuấn là những người chịu thương chịu khó chịu lời oán trách Tào Tháo để họ trông coi đồn điền
- Thành tâm giữ tín, dùng người tin tưởng
Đây vốn là nguyên tắc dùng người, trong lịch sử những người biết dùng người thường làm như vậy. Điều này ở Tào Tháo thể hiện qua câu nói kinh điển "Không tin thì không dùng, đã dùng là phải tin"
- Lệnh hành cấm chỉ, thưởng phạt phân minh
Đây là nguyên tắc cơ bản trong đạo dùng người, nhưng Tào Tháo còn có chỗ đặc biệt là tự làm mẫu mực, rõ ràng minh bạch. Vào tháng 5 năm Kiến An thứ 8, Tào Tháo từng ban lệnh, mệnh lệnh tướng quân xuất chinh chỉ thưởng công mà không phạt tội không phải là quốc sách, nay chư tướng xuất chinh quân bại trận phải chịu tội, quân thất lợi bị miễn quan tước. Không những thế việc duy trì quân kỷ của Tào Tháo vô cùng nghiệm ngặt, Tháo từng có lệnh lúc hành quân không được đi trên ruộng lúa ai phạm lệnh sẽ giết, thế là kỵ binh phải xuống ngựa, tay cầm vũ khí đỡ bông lúa rồi mới đi qua nhưng ngựa của Tào Tháo đã nhảy vào ruộng lúa, cuối cùng Tào Tháo đã phải lấy kiếm cắt tóc chịu phạt từ đó có chuyện nổi tiếng "lấy tóc thay đầu". Điều quan trọng hơn mỗi khi luận công Tào Tháo đều rất sáng suốt, viết rõ công trạng của từng người, phần thưởng cũng rất đúng mực, đáng thưởng bao nhiêu thì thưởng bấy nhiêu, Tào không bình quân để đảm bảo phần thưởng tương xứng với từng người
- Khiêm tốn hết lòng, trọng dụng người hiền
Đối với người tài khích lệ cố nhiên là quan trọng nhưng quan trọng hơn là được trọng dụng, được thống soái thực bụng nghe theo làm theo. Qua sử sách chúng ta luôn thấy thái độ Tào Tháo đối với ý kiến của bộ hạ đó là nghe và làm theo. Đương nhiên cũng có lúc Tháo không nghe, không làm theo, nhưng nếu sau việc đó Tào Tháo nhận thấy sai lầm thì sẽ nhất định kiểm điểm xin lỗi và cảm tạ bộ hạ đã có ý kiến nhắc nhở
Tóm tắt
Rõ ràng Tào Tháo rất biết dùng người và ta có thẻ khái quá thuật dùng người của Tào Tháo qua các ý chính sau:
- Thực tâm thành ý, đối xử tình cảm
- Thực lòng với người đối xử chân thành
- Thẳng thắn vô tư, láy lý phục người
- Ngôn hành nhát trí, lấy tính giành người
- Cấm chỉ trái lệnh, lấy pháp trị người
- Bản thân cần kiệm khoan dung với người
- Luận công ban thưởng, khích lện mọi người